Chăn, ga, ruột gối đệm đều là các món đồ dùng quen thuộc, chăm sóc sức khỏe giấc ngủ cho cả nhà. Chính vì vậy, vệ sinh chăn ga gối đệm là việc nên làm định kỳ nhằm giữ gìn sự sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Bài viết này Doona sẽ hướng dẫn từ A đến Z cách vệ sinh chăn ga gối đệm sạch khuẩn, bền đẹp cho bạn!
Nội dung chính
1. Tại sao bạn cần vệ sinh chăn ga gối đệm thường xuyên? Bao lâu nên vệ sinh, giặt giũ một lần?
1.1. Tại sao bạn cần vệ sinh chăn ga gối đệm thường xuyên?
Đa phần mọi người nghĩ rằng, chăn ga gối đệm rất sạch sẽ, thơm tho bởi sử dụng ít, đa phần chỉ dùng để ngủ. Tuy nhiên ít ai biết rằng, đây là nơi ẩn nấp của nhiều loại vi khuẩn, chưa kể còn dễ bám, dính mạt bụi, lông động vật (nếu nuôi thú cưng), các loại nấm, vi khuẩn. Lúc này, việc giặt giũ, vệ sinh chăn ga gối đệm nên là việc nên làm và cần thường xuyên bởi:
- Loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn dễ gây kích ứng cho làn da; phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Chăn ga gối nệm sau khi vệ sinh sẽ trở nên sạch sẽ, thơm tho giúp bạn thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Tổng thế không gian phòng ngủ trở nên thông thoáng, dễ chịu cũng như thể hiện nếp sống gọn gàng của chủ nhân.
- Tăng độ bền màu và tuổi thọ sử dụng bộ chăn ga, gối, đệm.
1.2. Bao lâu nên giặt giũ, vệ sinh chăn ga gối đệm một lần?
Trên thực tế, tùy từng loại sản phẩm mà bạn có thể phân loại và thực hiện định kỳ vệ sinh. Cụ thể:
- Đối với vỏ gối, chăn mền và ga giường: Bạn cần vệ sinh đều đặn khoảng 1 lần/tuần. Bên cạnh việc giặt giũ sạch sẽ, bạn nên phơi nắng ruột chăn, ruột gối liên tục từ 1 – 3 giờ đồng hồ để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng tích tụ. Nếu quá bận rộn bạn có thể giặt vỏ gối, chăn mền và ga giường khoảng 2 tuần/lần.
- Đối với đệm: Bởi đệm khá to và dày nên bạn có thể vệ sinh khoảng 3 – 6 tháng/lần hoặc ngay sau khi đệm bị dính các vết bẩn khó tẩy như nước tiểu trẻ em, nước uống, đồ ăn… Mỗi lần trước khi đi ngủ, bạn có thể vệ sinh nhanh bằng cách dùng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn. Thi thoảng, bạn cũng có thể phơi đệm ra ngoài trời nắng để giữ sự khô thoáng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Đối với ruột chăn, ga gối: Vì làm từ chất liệu bông nên bạn không thể giặt giũ liên tục. Dù vậy, thi thoảng, bạn nên phơi ruột chăn ga gối dưới nắng để loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi.
![Hướng dẫn từ A đến Z cách vệ sinh chăn ga gối đệm sạch, bền đẹp 2 Vệ sinh chăn ga gối đệm](https://doona.vn/wp-content/uploads/2024/12/ve-sinh-chan-ga-goi-dem-2.png)
2. 5 quy tắc quan trọng để vệ sinh chăn ga gối đệm sạch sẽ, bền màu
2.1. Coi trọng lần giặt đầu tiên
Vỏ chăn ga gối mới mua về bạn chỉ cần giặt qua với nước lạnh, không cần dùng đến bột giặt hay nước xả vải. Bởi đây là quá trình hãm màu vải giúp vỏ chăn ga gối bền màu trong những lần giặt tiếp theo. Sau khi giặt, bạn lộn mặt trái của vỏ chăn ga gối rồi đem phơi khô. Những lần sau bạn có thể giặt với bột giặt và nước xả vải.
2.2. Không giặt chung
Các loại chăn ga gối có chất vải và màu sắc khác nhau thì không nên giặt chung. Ngoài ra:
- Chất vải tơ tằm, lụa thì nên giặt bằng tay
- Chất vải cotton không nên sử dụng bột giặt chứa chất tẩy rửa
- Chất vải lông cừu không nên ngâm quá lâu
- Chất vải nhung không nên là, ủi sau khi giặt
- Các loại ga, gối có nhiều phụ kiện trang trí nên tháo ra để tránh bị sờn, xước trong quá trình giặt, vắt.
2.3. Giặt giũ theo thứ tự
Thứ tự vệ sinh chăn ga gối đệm nên bắt đầu từ: Xả nước vào máy giặt, đồ nước giặt đã hòa với nước, cho chăn ga gối vào, ngâm trong vài phút rồi bắt đầu giặt.
2.4. Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp
Với chăn ga gối nệm bạn chỉ cần làm sạch bằng bột giặt thông thường. Hạn chế sử dụng chất tẩy mạnh dễ khiến chất vải nhanh sờn, phai màu. Ngoài ra, bạn có thể dùng nước xả vải để tạo hương thơm mát cũng như làm mềm bề mặt vải.
2.5. Phơi khô đúng cách
Trước khi cất vào tủ bảo quản, bạn cần phơi khô hoàn toàn chăn ga gối. Bạn nên bảo quản nơi khô ráo, không nên ép quá chặt gây ảnh hưởng đến bề mặt vải. Nếu bảo quản chăn ga gối trong một thời gian dài, trước đó bạn cần mang phơi nắng 1, 2 hôm.
![Hướng dẫn từ A đến Z cách vệ sinh chăn ga gối đệm sạch, bền đẹp 3 Vệ sinh chăn ga gối đệm 2](https://doona.vn/wp-content/uploads/2024/12/ve-sinh-chan-ga-goi-dem-3.png)
3. Cách vệ sinh chăn ga gối đệm đúng cách cho người bận rộn
3.1. Phân loại rõ ràng trước khi giặt
Để vệ sinh chăn gối gối đệm sạch sẽ, thơm tho, đầu tiên bạn cần thực hiện phân loại. Các bộ chăn ga gối đệm màu đậm và màu nhạt nên tách riêng để tránh bị phai, nhòe màu. Bên cạnh đó, bạn không nên giặt chung với quần áo mặc hàng ngày vì đây là 2 loại chất liệu hoàn toàn khác nhau.
3.2. Xử lý từng loại vết bẩn sạch sẽ
Vệ sinh chăn ga gối
Nếu là những vết bẩn thông thường bạn chỉ cần dùng bột giặt, ngâm trong khoảng 15 phút rồi lấy tay vò sạch rồi mang phơi khô là được. Nhưng nếu là những bộ vết bẩn khó tẩy rửa, bạn cần có cách xử lý như sau:
Cách 1: Bạn dùng bột baking soda, hòa với nước ấm theo tỉ lệ 2:1 rồi ngâm chăn ga gối trong khoảng 30 phút. Tính kiềm của bột baking soda sẽ giúp loại bỏ vết bẩn bám trên chăn ga gối hiệu quả.
Cách 2: Bạn lấy 1,2 thìa giấm trắng hòa chung với nước ấm cùng bột/nước giặt, sau đó ngâm chăn ga gối trong vòng 15 đến 30 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổ trực tiếp giấm trắng lên vết bẩn, dùng tay chà nhẹ nhàng lên các vết bẩn “cứng đầu” rồi xả lại bằng nước sạch.
Cách 3: Nếu chăn ga gối có những vết ố vàng bám vào lâu ngày, bạn có thể giặt bằng nước nóng hoặc ấm. Theo đó, bạn nên pha loãng bột hoặc nước giặt với nước ấm, thêm khoảng 2 chén giấm rồi ngâm tất cả vào trong dung dịch khoảng 20 phút. Nếu đã lâu không giặt, bạn nên ngâm từ 1 – 2 giờ, thậm chí có thể ngâm qua đêm rồi xả lại bằng nước nóng. Sau khi giặt sạch sẽ, bạn mang phơi ở nơi thoáng mát, khô ráo để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc.
![Hướng dẫn từ A đến Z cách vệ sinh chăn ga gối đệm sạch, bền đẹp 4 Vệ sinh chăn ga gối đệm 3](https://doona.vn/wp-content/uploads/2024/12/ve-sinh-chan-ga-goi-dem-4.png)
Vệ sinh đệm
Bước 1: Bạn có thể sử dụng máy hút bụi có đầu hút lớn để hút sạch bụi, sạn hay tóc rụng dính trên bề mặt đệm. Tiếp đến, bạn tiến hành loại bỏ các vết bẩn bám lâu ngày và mùi hôi khó chịu trên đệm
Bước 2: Cụ thể, bạn hòa 2 thìa dung dịch oxy già cùng 1 thìa nước rửa chén, khuấy đều để tạo bọt. Tiếp theo, bạn dùng bàn chải nhúng vào hỗn hợp dung dịch vừa pha, chà nhẹ lên vết bẩn. Cuối cùng lấy khăn ẩm lau sạch là được.
Bước 3: Để khử mùi hôi lâu ngày bám trên đệm, bạn rắc bột baking soda lên bề mặt đệm và chờ khoảng 30 phút. Sau đó, bạn dùng máy hút bụi hút sạch lớp bột ấy đi. Lật mặt nệm và làm tương tự như trên.
Bước 4: Cuối cùng, bạn đem phơi đệm ra trời nắng cho thông thoáng để diệt sạch khuẩn.
4. Một số lưu ý quan trọng khi vệ sinh chăn ga gối đệm
Dưới đây là một số điểm cần phải lưu ý khi vệ sinh chăn ga gối mà bạn không thể bỏ qua:
- Nếu sử dụng nước tẩy hay nước giặt (kể cả loại có nồng độ độ tẩy nhẹ), bạn cũng không nên ngâm chăn ga gối quá 5 phút.
- Mỗi chất vải khác nhau sẽ yêu cầu chế độ giặt riêng khác nhau nên bạn không nên giặt cùng một chế độ giặt.
- Dù máy giặt nhà bạn có lồng giặt lớn cũng không nên giặt quá nhiều cùng một lúc. Điều này sẽ khiến việc làm sạch chăn ga gối bị hạn chế do không đủ diện tích tiếp xúc với bột giặt làm sạch.
- Bảo quản chăn ga gối trong túi chuyên dụng ở nơi khô ráo, thoáng khí.
- Không nên dùng máy sấy sấy chăn ga gối quá lâu và quá nóng bởi dễ khiến chúng bị nhăn nhúm, phai màu nhanh.
![Hướng dẫn từ A đến Z cách vệ sinh chăn ga gối đệm sạch, bền đẹp 5 Vệ sinh chăn ga gối đệm 5](https://doona.vn/wp-content/uploads/2024/12/ve-sinh-chan-ga-goi-dem-5.png)
Như vậy, Doona đã hướng dẫn từ A đến Z cách vệ sinh chăn ga gối đệm sạch, bền đẹp. Tin rằng qua những thông tin này, bạn đã biết cách giặt giũ, vệ sinh như thế nào cho hiệu quả nhé.
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn cách giặt gối cao su non đúng cách ngay tại nhà
Gối Foam nào tốt? Top 7 mẫu gối Memory Foam nên dùng
Gối công thái học loại nào tốt? Lợi ích bạn chưa biết
Ruột gối Microfiber là gì? Cách bảo quản ruột gối Microfiber
Vỏ gối lụa là gì? Vỏ gối lụa có tác dụng làm đẹp không?
Hướng dẫn cắt may vỏ gối cơ bản tại nhà nhanh, đơn giản
Có thể bạn quan tâm